Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Công Nghệ
Cuộc đua điện thoại màn hình cong
Điện thoại màn hình cong là bước đệm cho các thiết bị màn hình dẻo trong tương lai và các nhà sản xuất đang chạy đua để hoàn thiện công nghệ này.

 



 

Samsung Galaxy Round và LG G Flex là hai smartphone màn hình cong đầu tiên trên thế giới và đều được ra mắt liên tiếp trong cùng một tháng. Điều mà không ít người dùng đặt câu hỏi là tại sao các nhà sản xuất lại nóng lòng mang màn hình cong lên các thiết bị di động?

 

Khi mà thị trường smartphone đang dần bão hòa thì cả hai nhà sản xuất Hàn Quốc được cho là những người tiên phong trong việc thử nghiệm công nghệ mới. Rất nhiều thông tin trước đây chỉ ra rằng hai gã khổng lồ điện tử này đã tham vọng từ lâu về một thiết bị trong tương lai có thể uốn dẻo và điện thoại màn hình cong là bước đệm để thực hiện giấc mơ này.

 

Trong một bằng sáng chế tại Hàn Quốc tháng trước, Samsung đã trình bày về một chiếc máy tính bảng với màn hình có thể gập đôi. Samsung cũng từng biết đến với dự án phát triển thiết bị có thể đeo được với khả năng chơi nhạc, nhận cuộc gọi khi đồng bộ với smartphone trong một bằng sáng chế khác đăng ký trong tháng Mười.

 


Công nghệ màn hình cong đã được áp dụng trên tivi nhưng chưa thật sự phổ biến

 

Cả Samsung và LG được biết đến là các nhà sản xuất TV hàng đầu thế giới. Trong năm qua TV màn hình cong được thương mại hóa và giờ đến lượt smartphone. Trong phòng thí nghiệm riêng biệt, Samsung và đối thủ của mình là LG đã lợi dụng cấu trúc cấu trúc đơn giản của công nghệ OLED để bổ sung tính đàn hồi cho lớp kính dưới cùng của màn hình giúp uốn cong mà không bị vỡ. Công nghệ này được thực hiện bằng cách thay thế nền thủy tinh bằng tấm nhựa không chỉ giúp màn hình uốn cong mà còn nhẹ hơn.

 

“Màn hình cong là một bước định hướng sơ bộ để phát triển màn hình uốn dẻo”, ông Lee bang-soo, một phó chủ tịch cao cấp của LG Display cho biết. “Công nghệ mới sẽ cho phép xây dựng các sản phẩm có khả năng uốn cong, gập đôi thậm chí là cuộn lại”.

 

Để tạo ra màn hình có khả năng gấp đôi lại, Samsung sẽ thay thế toàn bộ các thành phần từ kính bằng nhựa dẻo, một kỹ thuật cần các kỹ sư hoàn thiện trong vài năm tới. Tấm nhựa này không chỉ cần chống trầy xước, chịu nhiệt mà còn phải đủ đàn hồi để ngay cả khi uốn cong vẫn giữ được độ sắc nét, trong suốt như thủy tinh. Sản xuất đã khó và sản xuất hàng loạt các tấm phim như vậy sẽ là thách thức không nhỏ cho các nhà hóa học tìm ra vật liệu có cấu trúc phức tạp đáp ứng yêu cầu trên.

 


Công nghệ pin cong của LG mới chỉ là bước khởi đầu.

 

Trong thời gian chờ đợi hoàn thiện công nghệ trên các nhà sản xuất phần cứng có thể lựa chọn và tiếp tục sử dụng kết hợp giữa kính và nhựa. Ví dụ, để tạo nên một màn hình có thể gập lại, một công ty đã đặt hai tấm kính cạnh nhau và kết nối chúng lại bằng tấm phim nhựa.

 

Tại Phần Lan, công ty công nghệ Canatu Oy cho biết họ đã phát triển tấm phim dựa trên cacbon hoạt tính cho cảm biến chạm cho chất lượng tốt hơn nhiều so với màn hình thông thường. Dự kiến cuối năm nay công ty bắt đầu sản xuất hàng loạt để cuối năm 2014 cung ứng được hàng triệu đơn vị dựa trên nhu cầu rất tiềm năng từ nhiều nhà sản xuất.

 

Màn hình cong là điều người dùng dễ dàng cảm nhận được nhưng đằng sau đó một thành phần rất quan trọng cần làm để hoàn thiện chiếc điện thoại uốn dẻo đó chính là pin và vi xử lý.

 

Với pin, Samsung từng đưa ra cách chuyển điện trong pin thành dạng chất lỏng hoặc gel thay vì thể rắn. “Nếu không đảm bảo an toàn, pin uốn cong có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng”, ông Kim Tae-sik, kỹ sư của Samsung cho biết. Với cả 2 smartphone màn hình cong hiện nay vẫn sử dụng pin rắn thông thường. Để hoàn thiện công nghệ pin cong thật sự sẽ mất không ít thời gian nữa.

 

Hiện tại, rào cản lớn nhất để người dùng tiếp cận với các sản phẩm màn hình cong chính là mức giá. Khi được giới thiệu dành riêng tại thị trường Hàn Quốc, Samsung đã không làm ít người "ngao ngán" bởi mức giá 1.000 USD cho smartphone màn hình cong đầu tiên của mình. Với LG G Flex, mặc dù hãng chưa có bất cứ thông báo nào về số tiền để sở hữu sản phẩm, nhưng chắc chắn thiết bị chỉ không dành cho người dùng phổ thông.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thi tiếng Hàn 2024: Chặn gian lận bằng thiết bị công nghệ cao (15-05-2024)
    Những sản phẩm AI được ra mắt tại Google I/O 2024 (15-05-2024)
    Cần giải pháp toàn diện để phòng ngừa, ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng (13-05-2024)
    Đi ngược xu hướng kích cầu giảm giá, Kia Seltos bất ngờ tăng giá 10 triệu đồng (12-05-2024)
    Toyota bắt tay BYD sản xuất xe lai điện cắm sạc (12-05-2024)
    Vietnam Motor Show 2024: Hàng loạt 'ông lớn' tham gia (09-05-2024)
    Thủ tướng kỳ vọng ngành Ngân hàng sẽ đi đầu trong chuyển đổi số quốc gia (08-05-2024)
    Samsung chế giễu lỗi chuông báo thức trên iPhone của Apple (07-05-2024)
    5 vị trí công tác thuộc lĩnh vực tài chính phải thực hiện định kỳ chuyển đổi (07-05-2024)
    Olympic Paris 2024: Ban tổ chức sẵn sàng ứng phó với thách thức an ninh mạng (06-05-2024)
    'Đại bàng' công nghệ đổ xô đến Malaysia (03-05-2024)
    Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ 'đội giá' lên đến 21.000 USD ở Mỹ (25-04-2024)
    Ông Biden ký luật yêu cầu TikTok thoái vốn ở Mỹ, chuyện gì tiếp theo? (25-04-2024)
    Các nhà khoa học Mỹ phát minh robot có khả năng tái hiện vẻ mặt con người (24-04-2024)
    Huawei 'tung đòn', Apple thêm đau đầu ở Trung Quốc (19-04-2024)
    Ứng dụng công nghệ thông minh để phát triển du lịch bền vững (19-04-2024)
    Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội (19-04-2024)
    Người dùng Việt Nam đã gửi được ảnh chất lượng cao HD qua Messenger (10-04-2024)
    Viettel và VNPT chi hơn 10.000 tỷ để trúng đấu giá băng tần 5G (08-04-2024)
    Khách hàng chuộng xe điện giá rẻ, không đặt nặng phạm vi hoạt động (08-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Thị trường tablet: Samsung tham vọng giành ngôi vương  (07-11-2013)
    Làm việc ở Google: “Nỗi khổ” của người trong cuộc (05-11-2013)
    Google bắt đầu e dè Windows Phone  (05-11-2013)
    Vì sao iPad thành công hơn các tablet Android (04-11-2013)
    Bill Gates cười nhạo kế hoạch của ông chủ Facebook (01-11-2013)
    5 cách kéo dài thời lượng pin cho iPhone 5S (31-10-2013)
    New York Times tố Apple "tẩy não" khách hàng (30-10-2013)
    Google cũng sắp ra mắt đồng hồ thông minh (29-10-2013)
    4 phablet đáng mua nhất cuối 2013 (28-10-2013)
    Chạy khỏi Facebook (28-10-2013)
    Tại sao các mẫu iPad mới đắt hơn máy tính bảng Android (25-10-2013)
    iPhone 5C ế vì không tạo ra sự ganh tỵ (25-10-2013)
    Siri của Apple chỉ để “làm cảnh” (24-10-2013)
    iPad Mini 2 - Thoả lòng mong đợi (23-10-2013)
    Camera điện thoại bao nhiêu "chấm" thì đủ (22-10-2013)
    Lenovo tung laptop chạy Android đầu tiên  (20-10-2013)
    Ubuntu 13.10 dành cho Google Nexus chính thức trình làng (18-10-2013)
    Giới đầu tư "sốc" với lợi nhuận của Google (18-10-2013)
    "Tổng hành dinh" mới của Apple đã được phê duyệt (17-10-2013)
    Apple cắt giảm nửa sản lượng iPhone 5c vì 'ế' (11-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153090742.